Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày
xưa, trong một gia đình nọ, có
hai người con gái cùng cha khác
mẹ. Tấm là con của bà vợ cả, Cám
là con của bà vợ lẽ. Người cha
mất rồi, mẹ Tấm cũng mất, nên
Tấm phải ở cùng với dì ghẻ là mẹ
của Cám. -Tấmmmm!!!!!!!!! Tao đã
cấm mày xào nấm với dấm rồi cơ
maaaaaaaaà. Đầu mày có bị ấm
không? Cẩn thận tao cho vài đấm.
- Tấmmmm!!!!!!!!! Mày hâm à,
mày câm à. Sao mày đâm thủng
cái mâm??? Hàng ngày, những lời
đay nghiến, chửi bới Tấm xảy ra
như cơm bữa, cho dù gì ghẻ đã
đôi lần bị phê bình trước tổ dân
phố vì vi phạm nếp sống văn
minh gia đình văn hoá. Tấm làm
gì cũng bị bà mắng, trong khi Cám
cũng đâm thủng mâm lúc chơi
đùa với Tấm thì lại được mẹ khen
là văn võ song toàn . Một ngày
nọ, dì ghẻ bỗng thèm ăn tép xào
khế. Bà liền gọi hai cô đến và
rằng :” Hai con! Hai con hãy ra
ngoài ao tắm rửa giặt giũ cho
sạch, cho thơm. Nhân tiện lúc đi
ngang qua đồng bắt cho mẹ ít
tép. Đứa nào bắt được nhiều tép
về đây thì ta thưởng cho yếm
đỏ, tôm thì càng tốt” . Hai cô
vâng lời mẹ và chạy đi. Tấm chăm
lam, chăm làm. Cô nhảy ào xuống
đồng. Một tay cô mò từng con
tép, bắt từng con tôm bỏ vào giỏ.
Còn tay kia bứt từng con đỉa
đang bám chặt vào đùi, nhìn
trước ngó sau rồi vứt mạnh về
phía Cám đang say giấc trên bờ.
Chẳng mấy chốc, giỏ tép đã đầy
kín. Tấm cất tiếng gọi Cám đi về.
Tỉnh dậy, Cám bỗng thấy hoảng
sợ vô cùng khi nhìn thấy giỏ của
mình trống rỗng. Như thế này thì
mẹ sẽ đánh mất. Vừa mới hôm
qua thôi, Cám còn chứng kiến
cảnh mẹ mình đấm lia lịa vào
mõm con chó becgie vì nó trót
xơi trộm của bà củ khoai lang.
Con chó dữ tợn là thế mà phải bỏ
chạy, để lại bốn chiếc răng cửa ở
bãi chiến trường. Nhớ đến cảnh
đó, Cám bất giác đưa tay che lấy
miệng mình... Về đến nhà, dì ghẻ
đon đả ra đón Cám và thưởng
cho Cám cái yếm đỏ. Còn Tấm, cô
khóc tấm tức rồi lủi thủi ra chiếc
giếng sau nhà. Cô thấy cuộc đời
sau lắm trái ngang. Cô đã bỏ ra
bao nhiêu công sức để bắt đầy
giỏ tôm tép mang về cho mẹ ghẻ,
vậy mà lúc lên bờ, cô đã cả tin khi
nghe Cám nói :”Chị Tấm ơi chị
Tấm. Đầu chị lấm chị ngụp cho
sâu kẻo về mẹ mắng”. Rồi lừa lúc
Tấm quay đi, Cám đã tráo bỏ giỏ
rỗng của mình lấy giỏ đầy của
Tấm rồi phi trâu một mạch về
lĩnh yếm mới, bỏ lại đằng sau vài
viên gạch do Tấm ném với theo. “
Thôi thì của đi thay người”, Tấm
tặc lưỡi. Sau đó cô nhẹ nhàng thả
con cá Bống trong giỏ xuống
giếng. Con cá Bống này là của một
người đàn ông lạ mặt tặng cho.
Lúc ở ngoài đồng tép, đang nằm
đập thùm thụp hai tay xuống đất
vì uất ức, bất chợt ngẩng lên,
Tấm bỗng thấy ông ta từ đâu
xuất hiện. Ông tự giới thiệu mình
là Bụt. Tấm nhớ rõ lắm vì cái tên
này lần đầu tiên cô thấy có trên
đời. Lúc đầu cô đã nghĩ thầm Tên
gì mà xâu tệ, sao không giới thiệu
tên Việt hay Hảo đi cho đẹp ???.
Tuy nhiên, cô đã trở nên có cảm
tình khi nghe ông nhẹ nhàng
hỏi :” Vì sao con khóc?”. Sau khi
nghe Tấm kể lại mọi chuyện, ông
Bụt mới cho Tấm con cá Bống này
và dặn, mỗi khi cho Bống ăn cơm,
hãy nhớ gọi:” Bống ơi Bống! Lên
ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta. Chớ
ăn cơm hẩm cháo hoa nhà
người.” Dặn xong, ông bỏ chạy vì
bị con chó becgie mà Tấm mang
theo nhe bộ hàm thiếu bốn chiếc
răng cửa ra dọa. Kể từ ngày đó,
mỗi lần sau bữa ăn, Tấm đều lén
trút một bát cơm nóng hổi vào
trong yếm và nhảy tưng tưng ra
ngoài giếng để cho Bống. Những
lúc như vậy, Tấm phải vừa nhảy
vừa huýt gió để dì ghẻ và Cám
khỏi nghi ngờ về hành động của
mình. Tuy nhiên, hành động đó
của Tấm đã không qua được con
mắt tinh đời của dì ghẻ PHẦN 2
“Không điên! Không dở hơi!
Không thần kinh! Vậy mà vừa ăn
no xong lại nhảy chồm chồm như
phải bỏng” – Dì ghẻ nghĩ thầm.
“Rõ ràng là khuất tất rồi đây.”
Rồi mụ sai Cám rình Tấm mọi lúc,
mọi nơi; ghi lại mọi diễn biến,
việc làm thường ngày của Tấm.
Cám ghi được tất, không bỏ sót
bất kỳ một hành động nào, kể cả
những câu chửi thầm Tấm dành
cho hai mẹ con Cám mỗi khi nàng
tủi phận. Và rồi Cám phát hiện ra
chiếc giếng, nơi Tấm thường
nhảy tưng tưng đến mỗi khi ăn
cơm xong. Ngay sau đó, Cám về
thưa với mẹ. Dì ghẻ uất lắm. Bà
nghĩ Tấm mang cơm cho giai...
Ngay sáng hôm sau, lúc con gà
còn chưa kịp cất tiếng gáy vì
chiều hôm trước bị Cám đá vào
cổ họng trong lúc tập võ, dì ghẻ
đã gọi Tấm dậy:”Con ơi con ơi. Đi
chăn trâu phải chăn đồng xa. Chớ
chăn đồng gần, làng bắt mất
trâu”. Tấm ức lắm . Nàng vừa làu
bàu, vừa mắt nhắm mắt mở nhảy
lên lưng trâu. Làm sao mà không
tức cho được, khi mới hai rưỡi
sáng đã bị đánh thức, trong khi
lịch ngủ thường ngày của nàng
chỉ được bắt đầu vào lúc hai giờ
mười lăm. Tấm vừa đi khuất, dì
ghẻ và Cám vội chạy lại gần chiếc
giếng. Từ đằng xa, hai mẹ con thi
nhau nhặt gạch ném rào rào về
phía đó. Chẳng biết họ đã ném
bao nhiêu viên, chỉ biết rằng
chiều hôm đó cả làng phải nghe
chửi vì nhà hàng xóm bên cạnh
tưởng mất trộm nguyên liệu . Tôi
đến, như thường ngày, Tấm lại
mang cơm ra cho Bống ăn...
“Bống ơi Bống! Lên ăn cơm vàng
cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm
cháo hoa nhà người.” Người ta
nghe Tấm gọi mãi, gọi mãi. Và rồi
tiếng Tấm rú vang khi chỉ thấy
một cục máu nổi lên mặt nước.
Tấm oà khóc. Kẻ nào đã hãm hại
Bống? Kẻ nào đã đang tâm làm
việc này? Và thế là tối hôm đó,
lân thứ hai trong ngày, cả làng lại
một lần nữa phải nghe chửi . Bụt
lại hiện lên và hỏi: “Vì sao con
chửi?”. Sau khi nghe Tấm kể lại sự
tình, Bụt mới bảo Tấm tìm xương
Bống về cho vào bốn cái lọ và
chôn vào bốn góc giường nơi
Tấm nằm. Nghe lời Bụt, Tấm quay
về nhà tìm xương Bống. Tìm mãi
mà không thấy, Tấm lại khóc.
Khóc mãi thì có một tiếng nói the
thé vang lên “Cục ta cục tác, cho
ta nắm thóc ta bới xương cho”.
Ngẩng đầu lên, Tấm nhận ra con
gà trống ngày nào, nay chất
giọng đã hoàn toàn thay đổi vì di
chứng của lần bị Cám đá vào cổ .
Tấm ném thóc cho gà. Gà bới một
lúc thì tìm thấy xương. Tấm nhặt
lấy bỏ vào lọ và đem chôn dưới
bốn chân giường nơi mình nằm...